Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

“Ghen cô Vy” trở thành ca khúc hiện tượng trên thế giới giữa dịch Covid-19

Ghen Cô Vy NIOEH x KHẮC HƯNG x MIN x ERIK

Bài viết trên tạp chí âm nhạc Billboard (Mỹ) có tiêu đề “Hãy cùng nghe ca khúc bắt tai tuyên truyền về vệ sinh cá nhân phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam”.

Trong bài viết, Billboard bình luận: Trong khi dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục có những diễn biến khó lường trên thế giới, thì Việt Nam đã có một chiến dịch tuyên truyền nâng cao ý thức người dân rất thành công bằng cách cho ra mắt ca khúc bắt tai, nói về những biện pháp cơ bản để vệ sinh cá nhân, phòng tránh lây nhiễm.

Ca khúc này mới đây cũng đã được đề cập trong tập phát sóng mới nhất của chương trình talkshow “Last Week Tonight With John Oliver” phát trên kênh HBO (truyền hình Mỹ).

“Ghen cô Vy” được thực hiện dựa trên giai điệu của ca khúc “Ghen”. Ca khúc tuyên truyền phòng dịch do Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, thuộc Bộ Y tế, hợp tác với nhạc sĩ Khắc Hưng, ca sĩ Min và ca sĩ Erik thực hiện.

Ca khúc có thời lượng hơn 3 phút với phần lời mang nhiều ý nghĩa, thông điệp đẹp đẽ. Mục đích của ca khúc khi được thực hiện là để khuyến khích người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh, cũng như nâng cao tinh thần chung của toàn xã hội để cùng tích cực đẩy lùi dịch bệnh.

"Ghen cô Vy" xuất hiện trong talkshow của truyền hình Mỹ

Chia sẻ trong chương trình “Last Week Tonight With John Oliver”, MC của chương trình - nam diễn viên hài John Oliver đã nói: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!... Việt Nam đã làm hẳn một bài hát để khuyến khích người dân rửa tay thường xuyên nhằm phòng tránh virus, giai điệu còn rất hay, rất “bốc” nữa chứ.

“Nhiều người trẻ quá thích ca khúc này thậm chí còn tạo ra trào lưu nhảy múa theo ca từ giai điệu bài hát, tạo nên một thử thách nhảy múa trên mạng xã hội. Ca khúc này quá tuyệt, một ca khúc nói về rửa tay nhưng được thực hiện rất hay, khiến nhiều bài hát khác cũng nói về việc vệ sinh sạch sẽ bỗng trở nên có phần... “ngớ ngẩn” bởi giai điệu, ca từ cũ mòn...”.

Billboard nhận xét rằng giai điệu của ca khúc sẽ khiến người nghe phải lẩm nhẩm trong đầu tới vài ngày, bởi nó rất bắt tai và dễ thuộc, ngoài ra, phần hình ảnh hoạt họa đi kèm với ca khúc cũng rất thú vị.

Ca khúc này đã thu hút sự chú ý của công chúng và thậm chí còn tạo nên được một trào lưu nhảy múa có tên “thử thách Ghen cô Vy” #ghencovychallenge trên mạng xã hội chia sẻ video - TikTok. Được biết đến nhiều nhất là video clip nhảy múa của vũ công Quang Đăng.

Kể từ khi tiên phong đăng tải clip nhảy múa của mình, Quang Đăng đã khiến hàng trăm người khác cũng thử nhảy múa sáng tạo dựa trên giai điệu và ca từ của “Ghen cô Vy”.

Vũ công Quang Đăng nhảy múa theo giai điệu "Ghen cô Vy"

Chia sẻ với Billboard, vũ công Quang Đăng cho hay: “Tôi muốn sử dụng ngôn ngữ của riêng mình - nhảy múa - để truyền đạt thông tin chính xác về cách phòng chống dịch Covid-19 tới nhiều người nhất có thể. Đặc biệt là người trẻ, bởi họ thường dễ tiếp nhận thông tin mà không có sự sàng lọc cẩn thận.

“Tôi nghĩ kiến thức chính là sức mạnh, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, thông tin giả cũng rất nhiều, vì vậy, việc có được nhận thức đúng đắn, thông tin chính xác là rất quan trọng để chúng ta có thể sử dụng sức mạnh của mình theo cách đúng nhất”.

Bích Ngọc

Theo Billboard/HBO

Cắt đứt quan hệ vì vợ bạn mượn 3.000 đôla không trả

Tôi có một người bạn thân đã theo vợ sang Mỹ sinh sống hơn 10 năm. Khi còn ở Việt Nam, vợ của người bạn này có tính xấu là mượn tiền của tất cả các bà vợ của các anh em trong nhóm chơi với nhau, chỉ là để tiêu xài và không cho chồng biết. Vấn đề là mỗi khi mượn xong, cô này quên luôn, không bao giờ có ý định trả, dù ít hay nhiều cho đến khi qua Mỹ. Trong khi đó, mọi người cũng bỏ qua, không dám đòi gắt vì nhiều lý do.

Cách đây hơn một năm, con trai tôi qua Mỹ học đại học ở cùng bang với vợ chồng người bạn tôi. Dịp Tết dương lịch 2019, bạn tôi có đón con về chơi. Cô vợ mượn cớ hỏi rồi lấy thẻ ngân hàng của con tôi, mang đi rút 3.000 đôla với lý do "mượn tạm", mà không hề hỏi ý kiến của tôi. Mấy hôm sau, cô này mới gọi cho tôi, nói là "mượn hộ bạn" nhưng tôi biết đó chỉ là nói dối.

Đến giữa tháng 9, tôi mới bắt đầu nói chuyện về số tiền đó và yêu cầu cô ta trả lại để con tôi chi phí học hành. Cô ta "dạ vâng" rồi cũng lơ đi. Sau đó, cô ta chặn cả Facebook, Viber và số điện thoại của cả hai vợ chồng tôi. Không liên lạc được, tôi đành phải nói lại cho người chồng (bạn tôi) biết. Bạn tôi rất bất ngờ và hứa sẽ nói lại để trả tiền cho tôi, nhưng rồi cũng lại trôi vào im lặng. Sau đó, tôi nhắn tin, gọi điện cho cô ta đều phải qua điện thoại của người chồng. Lấy hết lý do này đến lý do khác, cô ta liên tục khất lần, tôi biết mọi lý do đều là bịa đặt.

Mãi đến đầu tháng 12, khi tôi gây áp lực mạnh, cô ta mới nhờ người em chồng ở Việt Nam trả cho tôi 2.000 đôla. Tôi gọi cho người này, hỏi ra được biết cô ta chỉ nói mượn của tôi 2.000 đôla, "nhờ em trả hộ rồi chị trả lại sau". Tôi nói rõ câu chuyện cho cậu em biết và cậu ta rất bức xúc tiết lộ: "Mấy bạn của em cũng bị chị ta hỏi mượn tiền". Dịp Tết dương lịch 2020, khi tôi sang Mỹ thăm con, trước khi về, tôi có nhắn tin yêu cầu cô ta trả nốt 1.000 đôla. Cô ta đọc tin nhắn rồi im luôn, không trả lời cho đến bây giờ.

Tôi đã từng sang Mỹ chơi vài lần và cũng ở nhà bạn vài ngày. Tôi biết nhà bạn chẳng thiếu thốn đến mức phải làm những chuyện như vậy, vì nếu khó khăn thực sự thì tôi hoàn toàn có thể giúp được số tiền đó, dù tôi cũng không phải giàu có gì. Nhưng với tôi, vay mượn thì phải trả, không thì sẽ mất hết tình cảm. Bằng chứng là bây giờ, tôi cảm thấy hết tình cảm với gia đình bạn mặc dù anh em đã chơi với nhau rất lâu. Thực ra, người bạn tôi sống vô tư (và cũng vô tâm), lại không có tiếng nói trong gia đình nên mới để vợ làm chuyện như vậy.

"Giang sơn khó đổi, bản tính khó dời", với những người có tính xấu như vậy thì dù ở đâu và khi nào cũng mãi không bao giờ thay đổi được. Cách tốt nhất là chúng ta nên tránh xa.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến .

Quantqc

Cắt đứt quan hệ vì vợ bạn mượn 3.000 đôla không trả - 1

Đại học Dược Hà Nội dự kiến thêm ngành đào tạo mới

Hiện việc mở thêm ngành đào tạo mới đã được sự đồng ý của Bộ Y tế. Sau khi nhận được đồng ý từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường sẽ chính thức triển khai trong mùa tuyển sinh năm nay. Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Vũ Xuân Giang, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Dược Hà Nội trong chương trình Tư vấn tuyển sinh 2020 do Hệ thống Giáo dục Học Mãi tổ chức.

Năm nay, trường cố gắng giữ ổn định phương án tuyển sinh như mọi năm - xét tuyển từ kết quả của ba môn học: Toán - Vật lý - Hóa học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Về chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường vẫn duy trì 750 chỉ tiêu, trong đó, 700 chỉ tiêu dành cho ngành Dược và 50 chỉ tiêu cho ngành Cử nhân Hóa - Dược. Do là ngành đào tạo mới nên sẽ có những điểm mới trong phương án tuyển sinh như: điều kiện xét tuyển, điều kiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển... Các thông tin này sẽ được nhà trường công bố tại Đề án xét tuyển của trường trong thời gian tới.

Tiến sĩ Vũ Xuân Giang - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Dược Hà Nội chia sẻ về mã ngành học mới Cử nhân Hóa – Dược.

Tiến sĩ Vũ Xuân Giang - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Dược Hà Nội chia sẻ về mã ngành học mới Cử nhân Hóa – Dược.

Chia sẻ sâu hơn về ngành đào tạo mới, Tiến sĩ Vũ Xuân Giang cho rằng, đây là cơ hội rộng mở và thuận lợi cho các thí sinh có mong muốn, nguyện vọng theo học tại Trường ĐH Dược Hà Nội. Lý do vì ngành Dược của trường là một trong những ngành có điểm đầu vào rất cao khiến nhiều thí sinh phải bỏ lỡ cơ hội theo học. Ngành Cử nhân Hóa - Dược như nới rộng hơn cánh cửa cho thí sinh trước cơ hội theo học tại trường. Dự kiến điểm chuẩn ngành Cử nhân Hóa - Dược thấp hơn một chút so với ngành Dược của trường nhưng vẫn không thấp hơn điểm chuẩn của các trường khác ở cùng lĩnh vực đào tạo.

"Thí sinh chọn học ngành Cử nhân Hóa - Dược, sau khi tốt nghiệp, có thể tiếp tục theo học văn bằng hai ngành Dược nếu có nguyện vọng. Thuận lợi ở chỗ, các nội dung đã hoàn thành trong quá trình học ngành Cử nhân Hóa - Dược sẽ được công nhận khi sinh viên học tiếp văn bằng hai. Như vậy, sinh viên chỉ việc hoàn thành các nội dung mới trong chương trình của văn bằng hai ngành Dược", ông Vũ Xuân Giang chia sẻ thêm về ngành học mới của Trường.

Chương trình đào tạo của hai ngành Dược và Cử nhân Hóa - Dược đều được đào tạo theo hướng tín chỉ. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ, thời gian đào tạo đối với ngành Dược là 5 năm, đối với ngành Cử nhân Hóa - Dược là 4 năm.

Tiến sĩ Vũ Xuân Giang nhận định, đây là ngành học rất gần các lĩnh vực của ngành Dược. Với ngành Cử nhân Hóa - Dược, sinh viên không chỉ được tiếp cận nội dung độc lập của ngành mà còn tiếp xúc với các nội dung ở nhiều mảng, lĩnh vực của hóa dược, giúp cung cấp các nguồn nguyên liệu cho ngành dược rất tốt. Điều này mở ra cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Học Dược hay Cử nhân Hóa - Dược không phải chỉ để bán thuốc

Chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược và ngành Cử nhân Hóa - Dược của Trường ĐH Dược Hà Nội, ông Giang cho biết, nhiều người có quan niệm sai lệch - học Dược để bán thuốc.

"Thực tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược, nếu ở tuyến trung ương, các em có thể làm ở các cơ quan quản lý nhà nước, Cục Quản lý dược, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, các công ty dược, bệnh viện. Ở tuyến tỉnh, các em có thể công tác tại cơ quan quản lý hành nghề dược, Sở Y tế, các công ty dược", ông Vũ Xuân Giang chia sẻ thêm.

Hiện nay, ngoài nhân lực tốt nghiệp ngành Dược, hệ thống các bệnh viện, công ty dược cần rất nhiều nhân lực hóa - dược hỗ trợ cho ngành Dược. Bên cạnh đó, các công ty dược nước ngoài tại Việt Nam và các công ty dược trong nước đều có xu hướng phát triển mạnh. Bởi vậy, cơ hội việc làm đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành Cử nhân Hóa – Dược cũng rộng mở, đa dạng.

Ông giang nhấn mạnh, sau khi tốt nghiệp, sinh viên Trường Đại học Dược đều có cơ hội việc làm tốt, mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung, có cơ hội phát triển, thăng tiến tốt. Thậm chí, nhiều sinh viên đã được các công ty dược phỏng vấn và hợp tác ngay khi còn đang theo học tại trường.

Xem đầy đủ chương trình Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp 2020 - Đại học Dược Hà Nội

Thế Đan

Nhiều sự kiện phim bị hủy do Covid-19

Khi Covid-19 đang lan rộng ở Âu Mỹ, các sự kiện giải trí, truyền thông bị ảnh hưởng. Theo Hollywood Reporter , Disney hủy buổi ra mắt nền tảng xem phim trực tuyến Disney+ ở châu Âu, dự kiến ngày 24/3. Trước đó, họ lên kế hoạch mời các nhà báo đến London (Anh) để họp báo và thảo luận. Thay vào đó, một phần nội dung sẽ được giới thiệu qua Internet.

Disney+ là nền tảng chiếu phim trực tuyến của Disney, ra mắt ở Mỹ từ ngày 12/11/2019 trong nỗ lực cạnh tranh Netflix. Dịch vụ sẽ có mặt ở châu Âu và Ấn Độ trong tháng 3/2020. Ảnh: Disney.

Disney+ là nền tảng chiếu phim trực tuyến của Disney, ra mắt ở Mỹ từ ngày 12/11/2019 trong nỗ lực cạnh tranh Netflix. Dịch vụ sẽ có mặt ở châu Âu và Ấn Độ trong tháng 3/2020. Ảnh: Disney.

Cũng theo Hollywood Reporter , LHP Biển Đỏ sẽ không diễn ra ngày 12/3 như dự kiến, do nước chủ nhà Arab Saudi vừa công bố ca bệnh đầu tiên. Quốc gia Trung Đông thậm chí ban lệnh hạn chế người hành hương đến Mecca và Medina - hai thánh địa Hồi giáo. Đầu tuần này, LHP tài liệu Thessaloniki (Hy Lạp), hội nghị APOS (dành cho các công ty giải trí, truyền thông hàng đầu châu Á) ở Indonesia cũng bị hủy.

Bom tấn Mission: Impossible 7 có Tom Cruise đóng chính hoãn quay ở Italy do dịch bệnh. Ảnh: Paramount.

Bom tấn "Mission: Impossible 7" có Tom Cruise đóng chính ở Italy do dịch bệnh. Ảnh: Paramount.

LHP South by Southwest (tức SXSW, ở Texas, Mỹ) - một trong các sự kiện điện ảnh lớn nhất tháng 3 - đứng trước áp lực ngừng tổ chức. Theo The Hill , 17.000 người ký tên đề nghị hủy sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến ngày 22/3. Họ lo lắng do liên hoan phim là nơi tụ tập hàng trăm nghìn người, đến từ nhiều khu vực. "Việc tổ chức sự kiện như vậy giữa lúc dịch bùng phát là vô trách nhiệm", Shayla Lee - một người ủng hộ hủy chương trình - cho biết. Nước Mỹ hiện có 118 người nhiễm nCoV và chín người chết, tính đến ngày 4/3.

Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 khiến ngành phim ảnh thất thu ít nhất , chủ yếu do phòng vé sụt giảm doanh thu. Trung Quốc ngưng hoạt động rạp chiếu từ tháng 1, còn Hàn Quốc, Italy và Nhật - ba thị trường phát hành phim lớn - đóng cửa nhiều rạp từ tháng 2. Dịch Covid-19 bắt đầu từ tháng 12/2019, xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) rồi lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổn. Hiện có 93.168 người nhiễm và 3.203 người chết.

Ân Nguyễn

Gần 300 triệu học sinh gián đoạn học tập vì Covid-19

Trung Quốc, nơi dịch bùng phát từ cuối tháng 12/2019, là quốc gia đầu tiên cho học sinh nghỉ học để phòng dịch. Đến ngày 4/3, dịch đã lan tới 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, 22 quốc gia tại ba châu lục tuyên bố đóng cửa trường học ở các mức độ. Trong đó Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản, Italy... cho học sinh cả nước nghỉ.

Ở bờ Tây của Mỹ, khu vực có nhiều người nhiễm bệnh nhất cả nước, Los Angeles tuyên bố tình trạng khẩn cấp, khuyên các trường cho học sinh nghỉ và phụ huynh giữ con ở nhà. Tiểu bang Washington, nơi có 10 ca tử vong vì nCoV, cũng cho học sinh một số trường nghỉ học.

Hàng loạt quốc gia cho học sinh nghỉ làm gia tăng sự biến động đối với ngành giáo dục trên toàn cầu với gần 300 triệu học sinh không được đến trường. Việc này khiến Liên Hợp Quốc đưa ra cảnh bảo về mức độ thiệt hại "vô tiền khoáng hậu" mà Covid-19 gây ra cho ngành giáo dục thế giới.

Liên Hợp Quốc nhận định, sự đình trệ và hỗn loạn của giáo dục thế giới thời điểm hiện tại là chưa từng có trong lịch sử. Việc đóng cửa trường học trong thời gian dài có thể tạo ra hệ lụy xấu cho trẻ em và sự văn minh của toàn xã hội.

Chloe Lau, học sinh trung học tại Hong Kong, làm bài tập ở nhà ngày 4/3. Ảnh: Lam Yik Fei/ New York Times

Chloe Lau, học sinh trung học tại Hong Kong, làm bài tập ở nhà ngày 4/3. Ảnh: Lam Yik Fei/ New York Times

Tại một số quốc gia, học sinh THPT, sinh viên đại học bị hoãn các kỳ thi chuẩn hóa hoặc chuyển cấp . Cha mẹ nghỉ làm trông con, mất nguồn thu từ công việc, một số khác chuyển con về quê hoặc tới khu vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bà Gao Mengxian (48 tuổi), nhân viên bảo vệ tại Hong Kong, chia sẻ: "Hai con gái luôn hỏi khi nào có thể đến trường và ra ngoài chơi. Tôi không biết trả lời các con như nào". Khi lệnh giới hạn di chuyển được ban hành, bà Gao chỉ dám ra ngoài một lần một tuần để mua thức ăn dự trữ. Hai con gái 8 và 10 tuổi của bà tham gia các lớp học trực tuyến, dành thời gian chơi máy tính và xem tivi.

Chính phủ các nước đã ban hành chính sách hỗ trợ người dân. Nhật Bản (khoảng 1,8 triệu đồng) một ngày cho phụ huynh nghỉ phép . Tại Pháp, những phụ huynh không có người trông con được cho thêm 14 ngày nghỉ.

Sự rối loạn của giáo dục kéo theo hàng loạt hệ lụy tới lĩnh vực khác. Các công ty cung cấp dịch vụ ăn trưa, xe đưa đón học sinh bị cắt hợp đồng, đứng trước nguy cơ phá sản. Những người làm giúp việc hoặc trông trẻ em thất nghiệp vì phụ huynh nghỉ ở nhà chăm sóc con cái.

Một trường tiểu học tại Nagoya (Nhật Bản) nhận trông coi một số học sinh có cha mẹ không thể nghỉ làm để chăm sóc, ngày 3/3. Ảnh: Kyodo/ Reuters

Một trường tiểu học tại Nagoya (Nhật Bản) nhận trông coi một số học sinh có cha mẹ không thể nghỉ làm, ngày 3/3. Ảnh: Kyodo/ Reuters

Vì học sinh nghỉ phòng Covid-19, xu hướng online lan truyền mạnh mẽ . Trường học và những người làm giáo dục tìm cách giúp học sinh không lỡ nhịp học tập bằng cách cung cấp bài giảng online.

Tại Italy, chính phủ tạo ra một trang web giúp giáo viên đăng tải video bài giảng hoặc ghi hình trực tiếp. Đài truyền hình Mông Cổ phát sóng các bài giảng trên tivi trong khi Iran miễn phí cước Internet cho học sinh. Thậm chí, tại Hong Kong, học sinh học thể dục online bằng cách mặc đồng phục và thực hiện các động tác thông qua màn hình webcam.

Tuy nhiên, việc học online không phải lúc nào cũng thuận lợi. Rào cản công nghệ và tín hiệu đường truyền là những rắc rối mà học sinh, sinh viên thường gặp khi tiếp nhận các bài giảng.

Thira Pang (17 tuổi), học sinh trung học tại Hong Kong, đã nhiều lần truy cập trễ vào lớp học online vì Internet bị chậm. "Nhiều khi, việc có học bài online được hay không phụ thuộc vào may mắn", em nói. Nhiều học sinh thậm chí đã phải leo lên mái nhà hoặc để bắt được đường truyền Internet.

Bên cạnh đó, lớp học online đặt ra những vấn đề cho học sinh bậc tiểu học được ông bà chăm sóc. Ruby Tan, giáo viên tại Trùng Khánh (Trung Quốc) chia sẻ: "Đây là hai đối tượng rất khó tiếp cận với công nghệ nên các bài giảng online thường không mang lại hiệu quả".

Phun thuốc khử trùng tại một trường trung học ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: Yorgos Karahalis/Associated Press

Phun thuốc khử trùng tại một trường trung học ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: Yorgos Karahalis/Associated Press

Việc nghỉ học dài hạn cũng khiến các cột mốc giáo dục thay đổi . Ở Nhật Bản, năm học kết thúc vào tháng 3. Tuy nhiên, nước này đã cho học sinh nghỉ đến hết 22/3, khiến năm học 2019-2020 kết thúc muộn. Học sinh Hong Kong được nghỉ hè đầu tháng 4, nhưng năm nay bị xáo trộn do người đứng đầu cơ quan giáo dục thông báo 20/4 là thời điểm sớm nhất để quay lại trường.

Tương tự, tại Việt Nam, 63 tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ hết tháng 2, hiện một số địa phương vẫn kéo dài kỳ nghỉ cho học sinh bậc tiểu học và THCS đến giữa tháng 3. Việc này đã khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời điểm kết thúc năm học, các kỳ thi chuyển cấp và đại học một tháng so với mọi năm.

Câu hỏi "Khi nào con được trở lại trường?" của con gái bà Gao Mengxian cũng là nỗi băn khoăn của hàng triệu học sinh khắp thế giới khi Covid-19 đang diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng.

Thanh Hằng (Theo New York Times )

Clip: Xe máy tông trúng chó chạy băng qua đường, 2 người bị thương nặng

Tình huống tai nạn được camera an ninh của một hộ dân ven đường ghi lại, đoạn clip sau đó được đăng tải lên MXH khiến nhiều người rùng mình.

Clip: Xe máy tông trúng chó chạy băng qua đường, 2 người bị thương nặng

Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 18h30 chiều 29/02 vừa qua ở Nam Định. 

Trong đoạn clip, khi nam thanh niên đang điều khiển xe máy với tốc độ khá cao thì bất ngờ một chú chó từ vệ đường chạy ngang qua. Không kịp xử lý, chiếc xe máy lao thẳng vào chú chó rồi trượt dài trên đường, tông vào một người đàn ông đang đi bộ.  Hậu quả khiến cả 2 người bị thương nặng.

Ảnh cắt từ clip.

Đoạn clip nhanh chóng viral trên MXH và khiến nhiều người hoảng sợ bởi nếu đặt mình vào vị trí của thanh niên cầm lái, có lẽ họ cũng không thể xử lý gì hơn bởi tình huống quá bất ngờ. Một số bình luận từ cư dân mạng:

"Chó thả rông chạy ngoài đường thế này nguy hiểm quá. Hại người rồi hại cả chủ".

"Bác đi bộ có vẻ bị thương rất nặng. Mọi người nếu có nuôi chó nhớ xích cho cẩn thận không thì nguy hiểm lắm".

Nam thanh niên bất ngờ lao vào xe container đang chạy để tự tử nhưng hành động sau đó còn gây sốc hơn

Cách đây ít giờ, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh "tự tử hụt" của một nam thanh niên.

CLIP: Nam thanh niên bất ngờ lao vào xe container đang chạy để tự tử nhưng hành động sau đó còn gây sốc hơn

Cụ thể, hình ảnh trong đoạn clip ghi lại cho thấy, một nam thanh niên đang đứng bên đường bỗng chạy ra trước đầu xe container dang di chuyển với ý định tự tử. Tuy nhiên, tài xế xe container đã quan sát thấy và phanh gấp, tránh được vụ tai nạn kinh hoàng.

Nam thanh niên bất ngờ lao vào xe container đang chạy để tự tử nhưng hành động sau đó còn gây sốc hơn - Ảnh 2.

Nam thanh niên thoát chết trong gang tấc vì tài xế container phanh kịp nhưng sau đó vẫn tỏ ra bình thường, đi bộ ngay giữa đường như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Thế nhưng điều đáng nói là sau khi thoát chết hy hữu như vậy, nam thanh niên này không có cảm xúc hay thái độ đặc biệt này, người này vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra và thong dong đi bộ ngay giữa đường.

Ngay sau khi đăng tải, hành động có phần khó hiểu của nam thanh niên này khiến nhiều người xôn xao bàn tán. Phần lớn cho rằng người này ra đường trong tình trạng không tỉnh táo hoặc thần kinh có vấn đề. Số khác thì cho rằng tài xế container đã kịp thời phát hiện, phanh kịp để tránh tai họa mà người khác tự đem đến cho mình.

Được biết, sự việc xảy ra vào khoảng 17h51 chiều ngày 4/3 ở Hải Dương.